Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

NHÌN ĐI ĐÂU KHI THUYẾT TRÌNH ?



Tôi thấy nhiều người đứng trên bục trình bày chỉ chăm chăm nhìn vào bài soạn của mình, nếu không nhìn vào đó thì họ đưa mắt nhìn lên trần nhà, hiếm thấy những lúc họ nhìn trực diện khán giả. Cũng có những người phân bổ ánh mắt của mình ở bài soạn để nắm được ý trình bày, đồng thời đảo mắt hướng về phía khán giả để tạo vẻ mình đang nói với người nghe.

Riêng đối với tôi, trong mọi bài thuyết trình, 90% ánh mắt của tôi dành cho khán giả, 10% liếc nhìn những ý chính hoặc đề cương được in ra một cách rõ ràng, sáng sủa, dễ thấy.
Người thuyết trình giỏi luôn phải đọc hiểu được người nghe: xem ngôn ngữ cơ thể của họ biểu hiện gì, họ có đón nhận những gì mình đang nói hay không.
Những điều này bạn có thể hiểu được qua việc quan sát các dấu hiệu từ ánh mắt, nét mặt, hay tư thế ngồi của khán giả: khoanh tay (điểm -) hay mở tay (+), cười (+) hay nhăn nhó (-), ánh mắt nhìn về bạn (+) hay lơ đễnh nhìn về nơi khác (-), tập trung ghi chú những điều quan trọng (+) hay ngồi làm việc riêng nào đó (-)… Quan sát những dấu hiệu ấy sẽ giúp bạn điều chỉnh chiến thuật thuyết trình kịp thời.
Không chỉ nhìn để đọc hiểu khán giả, mà bạn phải tạo cho người nghe luôn có cảm giác bạn đang nói chuyện riêng với họ bằng cách nhìn khắp khán phòng, đừng bỏ sót bất cứ góc nào. Nếu nói ở nơi đông người, bạn phải phân bổ thời gian cho từng khu vực khán giả và di chuyển mắt theo nhiều hướng: từ bên trái, qua giữa, đến bên phải; từ trên xuống dưới; từ gần đến xa…
Giữ được kết nối với người nghe suốt buổi nói chuyện là bạn đã nắm 80% thành công của bài thuyết trình.
Nếu bạn cần hỗ trợ thêm các kỹ thuật, hãy tham dự khóa học Kỹ năng thuyết trình đặc biệt của Công ty cổ phần Đào tạo S-WAY VIỆT NAM để được huấn luyện bởi các chuyên gia hàng đầu về giao tiếp, thuyết trình, và diễn thuyết.
Chúng tôi cam kết hoàn trả 100% học phí nếu sau khóa học bạn cảm thấy không hiệu quả!
<---more--->

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét